Khinh thường người khác chính là nguyên nhân tạo nên ác nghiệp. Đó chính là triết lý sống đơn giảm mà sâu sắc của đạo Phật, giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với hạnh phúc và vui vẻ.
Lời Phật Dạy Về Tình Yêu
Không chỉ là tôn giáo với những giáo luật chặt chẽ, đạo Phật cũng bồm gồm rất nhiều những triết lý cuộc sống dù đơn giản nhưng lại rất sâu sắc. Cùng nghe lời Phật dạy về cuộc sống, để hiểu được tôn trọng người khác cũng là tôn trọng chính mình.
Ai cũng có cuộc sống riêng và không ai giống ai cả, bởi vậy trong triết học có một câu nói rất nổi tiếng rằng “anh không phải là cá, sao biết niềm vui của cá”. Đó chính là một minh chứng cho sự khác nhau của mỗi người, bạn không trong hoàn cảnh của họ làm sao hiểu được họ, bởi vậy đừng bao giờ khinh thường người khác.
1 Khinh thường người khác là phạm ác nghiệp
Con người sống trên đời cần tránh nhất là Thâm, Si Sân, đây là những khởi nguồn gây nên ác nghiệp, dẫn đường sai trái khiến cho cuộc sống con người trở nên bế tắc và bị đảo lộn. Vậy vì sao coi thường người khác lại là ác nghiệp ? bởi khinh thường người khác chính là đang tham, sân si.
Những khởi nguồn khinh khi, khinh thường người khác
Coi thường có thể xuất phát từ sự khinh khi : Điều này khiến cho tự thân coi mình cao hơn người khác, hoặc là thấy ghen tị với những thành quả mà người khác đạt được, thế nên cố tỏ ra bất cần.Dù là trong trường hợp nào thì cũng đã phạm phải tham. Bởi vì tham cầu danh nhằm thỏa mãn hư vinh, hoặc tham thứ không thuộc về mình nên nảy sinh tham vọng. Tham vọng này là để được như họ hoặc để giẫm đạp lên họ.
Chính lòng tham này là nguyên nhân dẫn đến tội ác, làm điều ác để có thể chiếm lấy đoạt lấy thứ họ đang có thành của mình. Mục đích của việc làm này là để chúng minh mình hơn họ, mình ở vị thế cao hơn và có quyền chà đạp, nhạo báng họ.
Nên nhớ rằng sống thuận tự nhiên mới mong có cuộc sống viên mãn, còn nếu sống tham lam thì không thể thoát khỏi quả báo được.
Coi thường người khác là sân – sân chính là cơn nóng giận, là sự thù hận, sự không hài lòng. Bạn có biết rằng khi bạn coi thường ai đó thì trong lòng bạn sẽ nảy sinh ác nghiệp sân, trong đầu ta có suy nghĩ thù địch với đối phương, bạn cảm thấy họ kém cỏi và không đạt được tiêu chuẩn của mình.
Khing thường người khác là si – mê muội, nông cạn, thiếu hiểu biết. Hãy nhớ rằng khi bản thân bạn làm được điều gì đó, đạt được thành tựu gì đó thì không có nghĩa là người khác cũng làm được như bạn. Thế nhưng ngược lại điều mà người khác làm được bạn chưa chắc đã có được khả năng đó. Bản thân làm được điều gì đó, đạt được thành tựu gì đó không có nghĩa là người khác cũng phải làm được. Ngược lại, không phải điều mình không làm được thì người khác cũng không có khả năng đó.
Lời Phật dạy về cuộc sống cũng có nhấn mạnh tới bản ngã của mỗi con người. Mỗi cá nhân, mỗi con người bất cứ ai cũng là một cá thể hoàn chỉnh với những năng lực, cảm xúc, quan điểm khác biệt. Nếu bạn có thế mạnh về mặt này, thì người khác cũng có thế mạnh ở mặt khác, trên đời này không có gì là hoàn hảo cả, và cũng không có ai là vô dụng cả.
Đánh giá thấp về người khác, khinh thường người khác chính là biểu hiện của sự ngu muội, cho thấy bạn đang đưa ra cái nhìn phiến diện, không nhìn thấy toàn diện vấn đề, chỉ nhìn theo năng lực bản thân. Vì vậy mà trở nên dễ kích động, dễ sai lầm, dễ tự cho mình cái quyền đứng trên tới khi đối diện với cuộc sống phong phú mới ngỡ ngàng, thất bại và hối hận.
2. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình
Phật giáo luôn hướng con người tới cuộc sống an nhiên, tự tại, vô thường, bình tâm. Bởi có như vậy mới có thể loại bỏ hết tham, sân si và sống hạnh phúc. Để có được điều đó thì trước tiên phải biết tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình.
Đánh giá thấp người khác là không biết tôn trọng chính mình
Người đánh giá thấp người khác thực chất chính là người không biết tôn trọng chính mình, bởi thế mới luôn đem mình ra để so sánh với những người xung quanh. Họ đâu biết rằng giá trị của mỗi người đều xứng đáng đượctôn vinh. Cũng giống như bản thân bạn, bạn yêu quý bản thân mình bao nhiêu, thì họ cũng sẽ tự yêu quý họ như vậy.
Bạn có là cá đâu mà biết được niềm vui của cá
Chính thế, mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, có cá tính riêng, sở thích riêng cuộc sống riêng, sao phải trở thành thước đo để so bì hơn kém với người khác. Hơn thua rồi có lợi ích gì ? Giá trị đích thực của cuộc sống đâu nằm ở thứ bậc, chỉ cần ta an yên, mọi chuyện đều tốt đẹp, chỉ cần ta sống tốt, đâu có gì đáng kể nữa.
Khi ta tôn trọng chính mình thì sẽ biết tôn trọng người khác
Chính bản thân ta phải biết tôn trọng chính ta, có như vậy mới có thể tự nhìn nhận điểm tốt, điểm mới từ những người xung quanh, từ đó cổ vũ, khích lệ họ và học tập họ để hoàn thiện chính mình. Mình tôn trọng họ, thì họ cũng sẽ tôn trọng mình, có như thế mới tạo nên được vòng tròn quan hệ dựa trên tinh thần tích cực, hòa đồng và nhân ái, mở rộng tâm hồn, có như thế hạnh phúc mới ghé thăm.
Xem thêm: Lời Phật dạy về tình yêu và cuộc sống – biết đủ là hạnh phúc
Xem thêm: Âm đức là gì, Vì sao âm đức có thể thay đổi vận mệnh
Hãy nhớ lời Phật dạy về cuộc sống, đừng khinh thường người khác, đừng khinh thường ai cả, luôn để con mắt nằm ngang, nhìn thẳng một cách trong sáng, chính trực, cuộc đời tất bằng phẳng. Nếu cứ mải hướng mắt nhìn từ trên rọi xuống, bạn sẽ bỏ qua mất khung cảnh tươi đẹp xung quanh. Và càng không thể thấy được chướng ngại vật trên đường mà tránh. Đó không phải là tự mình tạo nghiệp cho mình đó hay sao.