Cách lạy trong đám tang được thực hiện như thế nào mới đúng, đôi khi bạn tới viếng một đám tang nhưng không nắm được nên thực hiện các nghi lễ như thế nào cho phải đạo. Cùng đọc bài hướng dẫn cách lạy đám tang dưới đây với xosomienbac .
Hướng dẫn cách lạy trong đám tang
Đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma chính là một trong những phong tục của dân tộc Việt Nam. Đây là nghi lễ của những người còn sống dành cho người vừa mới qua đời. Có rất nhiều nghi lễ cần thực hiện trong đám tang, trong đó bao gồm nghi lễ vái lạy, con, cháu, hay khách tới viếng đều có những hình thức vái lạy khác nhau.
Tìm hiểu nghi lễ vái lạy trong đám tang
Cách lạy đám tang đúng cách là thể hiện lòng cung kính với người đã khuất. Việc này không nên khinh suất mà cần phải thật tỉ mỉ. Đặc biệt là với sự cầu kỳ của phong tục của người Á Đông.
Tìm hiểu sự khác nhau của nghi thức Vái và Lạy
Lạy : Là hình thức cháp hai tay đưa cao quá trán sau đó hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực, và trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cúi tới khi trán chạm đất, như vậy là hết quy trình 1 lạy. Trường hợp người đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay. Người lạy nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống đầu cũng cúi xuống theo.
Vái : Ở hình thức vái có thể vái đứng hoặc vái quỳ, hai tay chắp như lạy nhưng động tác đưa xuống nhanh hơn và chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái.
Hình thức Vái cũng tương tự như lạy nhưng tốc độ nhanh hơn, đầu hơi cúi. Vái được tiến hành sau khi lạy và chỉ vái 2 cái. Đây là các hình thức bắt buộc phải có trong phong tục của người Việt khi tham gia các lễ cúng tế, khi đi chùa, đặc biệt là khi dự đám tang.
Cách lạy trong đám tang của Việt Nam có đôi chút đặc biệt. Khi vái lạy đám tang thường phân chia thành 2 kiểu cho 2 giới đàn ông và đàn bà.
Đàn ông: Vẫn là tư thế đứng nghiêm, và chắp tay trước ngực, đưa tay lên quá đầu rồi cúi xuống. Sau đó, đưa tay xòe úp xuống đất, quỳ gối và cúi mình xuống, gần chạm trán với mặt đất. Cuối cùng, úp hai bàn tay lại để lên đầu gối chân trái, co lên và đứng dậy.
Đàn bà: Ngồi xuống đất để hai chân vắt chéo nghiêng về bên trái, bàn chân phải thì ngửa lên và để dưới đùi chân trái. Sau đó, chắp tay để trước mặt đưa lên trên trán rồi dần cúi đầu xuống. Để đầu gần chạm đất thì đưa xòe bàn tay để lên đầu. Để nguyên tư thế đó 1, 2 giây rồi lạy vài lần theo đúng nghi thức, sau đứng lên và lùi về sau. Người nhà đáp lễ người đến viếng cần trả bằng số lạy và số vái của họ để thể hiện sự “ đáp lễ đầy đủ”.
Ở nghi thức lạy có 3 kiểu : Lạy, 2 lạy, 3 lạy, hay 4 lạy. Còn Vái (còn gọi là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế).
Việc vái lạy không chỉ dành cho người đã khuất, cho Thần Phật, mà việc vái lạy còn tiến hành cho người sống. Ví như trong các trường hợp con cái lạy cha lạy mẹ đi lấy chồng thời xưa… Ngày nay nghi thức này ít gặp.
Khi tiến hành vái lạy người ta cũng tuân theo những nguyên tắc sau :
- Lạy 2 lạy cho người sống
- 3 lạy dành cho lạy Phật, lạy thần thánh
- 4 lạy để lạy vong ( lạy hồn người đã chết )
Đối với cách lạy trong đám tang, đám ma chỉ được tiến hành sau khi người đã mất đã nhập liệm ( đã được đưa vào quan tài )
Nguyên tắc vái lạy khi dự đám tang như sau
- Người quá cố cho dù đã được liệm trong quan tài vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng sẽ hỉ lạy 2 lay và vái 2 vái.
- Ở một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người tới viếng đám sẽ lạy bàn thờ Phật 3 lạy và 2 vái, sau đó sẽ lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy ( như cách lạy người sống )
- Trường hợp tới thắp hương cho người quá cố, mà người này đã được an tráng ( chôn cất ) rồi thì lạy 4 lạy ( và vái 3 vái )
Một vài lưu ý khác khi đi dự đám tang
- Việc đại diện gia đình (con, chồng/vợ, anh chị em,… của người quá cố) lạy đáp lễ (lạy trả) người đi đám tang chỉ thực hiện khi quan tài người quá cố còn đang quàng tại nơi làm lễ (gia đình, nhà tang lễ,…) chứ không thực hiện khi đã an táng xong người quá cố.
- Việc đáp lễ tức là thay mặt người quá cố đáp trả lễ của người đến viếng.
- Do đó, khi người đi viếng lạy bao nhiêu lạy thì phải đáp trả bấy nhiêu lạy (không nhiều hơn, không ít hơn). Điều này không phải là “trả hết lễ” mà chỉ mang ý nghĩa “đáp lễ một cách đầy đủ”.
Trên đây là những điều cần biết về cách lạy trong đám tang, hay những nghi lễ khi tới thăm viếng người quá cố. Khi bạn đi dự đám tang người đã khuất chưa được an táng thì vẫn coi như người sống nên chỉ tiến hành lạy 2 cái mà thôi.