Mọi người khi đến dâng hương ở các chùa tại Việt Nam thường thấy có ban Đức Ông nằm phía bên trái của ban Tam Bảo. Đây là nơi để cầu nguyện chuyện công danh tiền bạc con cái. Hãy cùng tìm hiểu bài văn khấn Đức Ông để giúp sở cầu được như ý nguyện nhé!
Đức Ông được tạc tượng và thờ tự trong tất cả các chùa ở Việt Nam, thường được mọi người đi lễ cầu xin chuyện công danh, tiền bạc, con cái,… Đức Ông sống cùng thời với Đức Phật, hiệu là Cấp Cô Độc, tức là chu cấp cho hết thảy những người cô đơn, nghèo khổ, bệnh tật. Ngài là vị thí chủ lớn nhất đối với Đức Phật và Tăng đoàn. Về góc độ thần thông, Ngài là đại hộ pháp của Phật Môn.
Cụ thể Đức Ông hiện ở đời có công năng thấy hết mọi kho tàng, tài bảo trên thế gian, không cầu cũng giàu có, phong túc không ai bằng. Tài bảo đó Đức Ông dùng để cúng dường Tam Bảo, bố thí cho kẻ cùng khốn, nên ở Ngài đầy đủ hạnh Phổ Hiền, đức Từ Bi. Ban Đức Ông luôn được đặt bên tay trái của ban Tam Bảo (tay phải là ban Thánh Hiền) ngụ ý rằng hoằng pháp là thánh hiền, hộ pháp là hàng cư sĩ tại gia.
Theo phong tục tập quán truyền thống của người Việt thì trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật giáo, Tết nguyên đán, hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, mọi người thường đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng, Đức Ông… bảo vệ che chở cho bản thân và gia đình được mạnh khỏe, bình an, tai qua nạn khỏi, mọi vận hạn tai ương đều được giải trừ, gia đình hòa thuận, yên ấm,…
Lưu ý khi sắm lễ vật đi chùa
- Đến dâng hương tại các chùa mọi người chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
- Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
Văn khấn Đức Ông
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..âm lịch
Tín chủ con là ……………………………………
Ngụ tại ……………………………………………..
Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa …………………trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh nhà Chùa.
Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện!
Bài viết trên của website xosomienbac.info.vn đã cung cấp thêm cho độc giả thông tin về nguồn gốc của Ban Đức Ông và bài văn khấn đức ông chi tiết nhất, hy vọng sẽ giúp ích cho độc giả trong cuộc sống. Ngoài ra độc giả có thể tham khảo thêm văn khấn cúng thôi nôi nếu muốn nhé!
Xem thêm: Văn khấn mẫu Liễu Hạnh đầy đủ theo văn khấn cổ truyền
Xem thêm: Văn khấn cô Chín hay và đầy đủ nhất bạn nên biết